image banner
Đăng nhập
BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN BỆNH SỞI
Trường mầm non Hoa Mai phối hợp với trạm y tế phường tiêm phòng vắc xin Sởi cho các bé đã đăng kí tiêm tại trường
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH SỞI – TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI

 

TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHOẺ CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

 

Kính chào quý phụ huynh!

Hiện nay bệnh sởi đang bùng phát, tỷ lệ mắc bệnh sởi ở một số địa phương rất cao. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. 

Nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tốt hơn, nhà trường gửi đến Quý phụ huynh một số thông tin về bệnh sởi như sau:

• Khái niệm: 
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh xuất hiện quanh năm, thường xảy ra nhiều vào mùa đông – xuân.
• Đường lây truyền bệnh sởi: 
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phảidịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh
Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ đều có thể mắc bệnh sởi.
Nơi tập trung đông người như lễ hội, trường học, bệnh viện…dễ lây lan bệnh.
• Những biểu hiện chính của bệnh: 
Biểu hiện chính là sốt, phát ban. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sẩn (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực và toàn thân.
Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”.
Một số biểu hiện kèm theo: chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, tiêu chảy…
 • Một số biến chứng của bệnh:
Viêm tai giữa cấp
Viêm phế quản
Viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong
Viêm não
Tiêu chảy và ói mửa
Mờ hoặc loét giác mạc, có thể mù loà
Suy dinh dưỡng nặng
Phụ nữ có thai mắc sởi có thẻ gây sảy thai, đẻ non
• Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi mắc sởi: 
Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc, nước ép trái cây…), đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.
Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ.
• Các biện pháp phòng bệnh sởi:
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.

+ Mũi 1: tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi.

+ Mũi 2: tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

+ Trẻ dưới 2 tuổi được tiêm vắc xin sởi miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

+ Trẻ trên 2 tuổi và người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần tiêm sớm vắc xin tại các điểm tiêm chủng.

Không cho trẻ tiếp xúc và dùng chung vật dụng, đồ chơi với người mắc sởi hoặc nghi mắc sởi. Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người tại nơi có dịch sởi.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi và các vật dụng của trẻ. Giữ nhà cửa, phòng học…thômng thoáng, tránh gió lùa khi trời lạnh.
 
Tin khác
Tin mới

Tin tức

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 269
  • Trong tuần: 1 086
  • Tất cả: 39876